Dạy viết văn tức là dạy thuộc lòng bài văn của cô giáo
Đề kiểm tra học kỳ II môn tập làm văn lớp 4 ở Q.4, TP.HCM yêu cầu “Tả một đồ vật có nhiều kỷ niệm gắn bó với em”. Một số học sinh (HS) lại tả... con chó.
Khi được hỏi lý do, các HS này cho biết nguyên nhân vì cô giáo không ôn tập tả đồ vật và các em chỉ thuộc lòng bài văn mẫu tả con chó.
Đề kiểm tra học kỳ II môn tập làm văn lớp 4 ở Q.4, TP.HCM yêu cầu “Tả một đồ vật có nhiều kỷ niệm gắn bó với em”. Một số học sinh (HS) lại tả... con chó.
Khi được hỏi lý do, các HS này cho biết nguyên nhân vì cô giáo không ôn tập tả đồ vật và các em chỉ thuộc lòng bài văn mẫu tả con chó.
Đề ra khác sách giáo khoa - Cô chết.
Câu chuyện tưởng hi hữu nhưng lại hết sức phổ biến trong thời buổi HS
được dạy kiểu học tủ, sao chép ngay từ bậc tiểu học. Nhắc lại chuyện
này, cô X., giáo viên Q.4, kể: “Theo phân phối chương trình lớp 4, học
kỳ II các em được học tả cây cối và đồ vật. Do đề kiểm tra giữa kỳ đã ra
về tả cây cối nên các cô chắc mẩm đề kiểm tra cuối kỳ sẽ ra về tả con
vật nên ôn tả con vật rất kỹ. Có cô ôn tới bốn, năm con (gồm chó, mèo,
gà, chim...) cho HS. Ai dè đề lại ra “tả đồ vật có nhiều kỷ niệm gắn bó
với em” nên nhiều HS bị lạc đề”.
4 tổ chép 4 bài văn - cô sửa các con cứ thế mà học thuộc
Ôn ở đây là giáo viên lập dàn ý tả chi tiết hoặc viết luôn bài mẫu cho HS viết theo, dẫn đến chuyện chim, gà, chó, mèo học rồi thì tả được, nhưng hễ ra đề về một con vật khác chưa học thì HS tắc tị. Chị Mỹ, phụ huynh có con học lớp 4 Trường tiểu học TT, Hóc Môn, kể với giọng hài hước: “Trước kỳ thi học kỳ, cô giáo cho cháu ôn bốn đề khác nhau về tả bút chì, cặp táp, đồng hồ, bàn học. Mỗi đề cô làm bốn bài văn mẫu, chép lần lượt lên bảng. Lớp có bốn tổ, mỗi tổ được phân công chép một bài rồi về nhà học thuộc lòng. Thành ra có bốn bài văn mẫu về tả cây bút chì. Bức xúc, tôi tìm gặp cô giáo thì được cô xin lỗi và giải thích: Ai cũng làm vậy chị ơi, tôi cũng sắp nghỉ hưu rồi, chị thông cảm”.
"Giáo viên cực chẳng đã mới cho học sinh học bài mẫu để khi đi thi các em nhớ được chừng nào viết ra chừng đó" - một giáo viên tại Q.4, TP.HCM
Trong khi đó, đề thi học kỳ II môn tiếng Việt lớp 2 ở một trường tiểu học thuộc Q.Tân Bình, TP.HCM yêu cầu HS “Tả cái cây mà em yêu thích”. Chị T., phụ huynh có con làm đề thi này, kể: “Khi cô giáo dạy tả về cây, cô chọn cây phượng nên 90% học sinh trong lớp đều tả cây phượng. Riêng con tôi tả cây giâm bụt vì lần cháu về quê được tiếp xúc với loại cây này. Khi tự làm bài ở lớp, cháu chọn cách dẫn dắt thực tế từ việc về quê ra sao, biết loại cây này thế nào theo ý riêng... Nhưng sau đó cô lại dạy cháu sửa lại theo đúng mẫu “trong các loại cây em thích nhất là cây giâm bụt” rồi sau đó miêu tả thân cây thế nào, rễ cây ra sao... Rốt cuộc khi đi thi, cháu và hàng loạt bạn khác cũng đều bắt đầu bài văn bằng câu mào đầu quen thuộc: “Trong các loại cây, em thích nhất là...”.
Chị Thảo, có con học ở Q.Thủ Đức, kể: Đầu năm lớp 3, con gái bức xúc: “Mấy chục bạn có sách văn mẫu, sao mẹ không mua cho con?”. Đang còn cân nhắc xem có nên cho con mình tiếp xúc văn mẫu hay không, con gái lại thúc giục: “Cô dặn phải mua đúng quyển 270 bài văn mẫu”. Dẫn con ra nhà sách, trước hàng chục đầu sách văn mẫu lớp 3, con gái nỉ non: “Phải mua nhiều quyển mẹ ơi, bạn nào có sách lạ mang vào lớp sẽ được cô mượn để đọc cho cả lớp nghe”...
Vòng luẩn quẩn của việc dạy văn ở tiểu học
Chính vì thế, cứ đến hẹn lại lên, sau đợt chấm bài thi học kỳ, giáo viên phải đọc và cho điểm nhiều bài văn giống nhau như khuôn mẫu (của sách văn mẫu và của cô giáo). Dù bài thi rọc phách nhưng cô giáo nào cũng nhận ra giọng văn quen thuộc nếu chấm bài học trò mình. Tình trạng phổ biến đến mức nhiều trường tiểu học có quy định khi chấm thi, những bài nào giống văn mẫu hoặc giống nhau sẽ bị trừ 1 điểm. Và thế là để HS không bị trừ điểm, giáo viên phải cất công soạn và hướng dẫn HS làm 3-4 bài khác nhau cho mỗi đề với hi vọng HS sẽ có những bài văn khác nhau một tí.
Đến gần ngày thi, để tiết kiệm thời gian, nhiều cô giáo yêu cầu cả lớp về làm bài trước. Hôm vào tiết tập làm văn cô sẽ chọn những bài tiêu biểu đọc trước lớp. Cũng có nhiều giáo viên chọn cách khuyến khích từng trẻ nói ý của mình tại lớp. Nhưng chỉ có vài HS tích cực phát biểu, còn lại do trẻ không có khiếu văn hoặc chưa tự tin phát biểu.
Cô X. tâm tư: “Mỗi lớp chỉ có vài em thích môn làm văn, có thể tự hình dung và miêu tả. Một số khác gợi mở kiểu gì các em cũng chịu, mà thời lượng tiết học thì không đủ để rèn kỹ năng cho từng em. Giáo viên cực chẳng đã mới cho HS học bài mẫu để khi đi thi các em nhớ được chừng nào thì viết ra chừng đó”. Một giáo viên lớp 2 Trường tiểu học H, Q.Tân Bình dẫn chứng: “Chương trình tập làm văn không có tính liên kết: vừa học tả cây, tả quả, chuyển sang tả ảnh, tả người thân... Mỗi tuần một thể loại, HS chưa kịp quen dạng bài này đã phải chuyển sang dạng khác.
Không ít giáo viên phải xin thêm thời gian môn phụ để cho HS làm thêm nhiều bài nhưng vẫn không đủ. Vậy nên phải làm đủ cách, từ việc cho HS đọc văn mẫu, yêu cầu HS phải tự làm bài trước ở nhà, nhờ phụ huynh cùng dạy văn cho con, nhưng tốt nhất là hướng dẫn HS viết theo mình là nhanh nhất, đủ ý nhất. Không có thời gian để gợi mở ý tưởng cho HS, giáo viên phải dạy học trò viết theo khuôn mẫu. Được dạy viết theo khuôn mẫu, HS lại không được khơi gợi sáng tạo, không có cơ hội thể hiện khả năng. Giáo viên lại phải dạy văn mẫu. Cái vòng luẩn quẩn đó là do “công nghệ” dạy văn mẫu ngày càng được nâng lên trong khi khả năng của HS ngày càng đi xuống.
Trẻ tiểu học viết theo cô giáo là dễ nhất
Một cô giáo dạy lớp 2 ở Q.Tân Bình cho rằng: “Sách văn mẫu có nhiều, hàng chục đầu sách, nhiều tác giả nhưng na ná nhau, cầu kỳ, sáo rỗng nên thường giáo viên và cả phụ huynh chọn cách làm theo cô giáo. Không chỉ bậc tiểu học, ngay cả đến khi đi thi tú tài, HS cũng học và làm văn theo thầy cô mình. Điều này tồn tại từ rất lâu nhưng chưa tháo gỡ được. Trong mớ bòng bong văn mẫu, cả thầy và trò đều là nạn nhân đau khổ”.
4 tổ chép 4 bài văn - cô sửa các con cứ thế mà học thuộc
Ôn ở đây là giáo viên lập dàn ý tả chi tiết hoặc viết luôn bài mẫu cho HS viết theo, dẫn đến chuyện chim, gà, chó, mèo học rồi thì tả được, nhưng hễ ra đề về một con vật khác chưa học thì HS tắc tị. Chị Mỹ, phụ huynh có con học lớp 4 Trường tiểu học TT, Hóc Môn, kể với giọng hài hước: “Trước kỳ thi học kỳ, cô giáo cho cháu ôn bốn đề khác nhau về tả bút chì, cặp táp, đồng hồ, bàn học. Mỗi đề cô làm bốn bài văn mẫu, chép lần lượt lên bảng. Lớp có bốn tổ, mỗi tổ được phân công chép một bài rồi về nhà học thuộc lòng. Thành ra có bốn bài văn mẫu về tả cây bút chì. Bức xúc, tôi tìm gặp cô giáo thì được cô xin lỗi và giải thích: Ai cũng làm vậy chị ơi, tôi cũng sắp nghỉ hưu rồi, chị thông cảm”.
"Giáo viên cực chẳng đã mới cho học sinh học bài mẫu để khi đi thi các em nhớ được chừng nào viết ra chừng đó" - một giáo viên tại Q.4, TP.HCM
Trong khi đó, đề thi học kỳ II môn tiếng Việt lớp 2 ở một trường tiểu học thuộc Q.Tân Bình, TP.HCM yêu cầu HS “Tả cái cây mà em yêu thích”. Chị T., phụ huynh có con làm đề thi này, kể: “Khi cô giáo dạy tả về cây, cô chọn cây phượng nên 90% học sinh trong lớp đều tả cây phượng. Riêng con tôi tả cây giâm bụt vì lần cháu về quê được tiếp xúc với loại cây này. Khi tự làm bài ở lớp, cháu chọn cách dẫn dắt thực tế từ việc về quê ra sao, biết loại cây này thế nào theo ý riêng... Nhưng sau đó cô lại dạy cháu sửa lại theo đúng mẫu “trong các loại cây em thích nhất là cây giâm bụt” rồi sau đó miêu tả thân cây thế nào, rễ cây ra sao... Rốt cuộc khi đi thi, cháu và hàng loạt bạn khác cũng đều bắt đầu bài văn bằng câu mào đầu quen thuộc: “Trong các loại cây, em thích nhất là...”.
Chị Thảo, có con học ở Q.Thủ Đức, kể: Đầu năm lớp 3, con gái bức xúc: “Mấy chục bạn có sách văn mẫu, sao mẹ không mua cho con?”. Đang còn cân nhắc xem có nên cho con mình tiếp xúc văn mẫu hay không, con gái lại thúc giục: “Cô dặn phải mua đúng quyển 270 bài văn mẫu”. Dẫn con ra nhà sách, trước hàng chục đầu sách văn mẫu lớp 3, con gái nỉ non: “Phải mua nhiều quyển mẹ ơi, bạn nào có sách lạ mang vào lớp sẽ được cô mượn để đọc cho cả lớp nghe”...
Vòng luẩn quẩn của việc dạy văn ở tiểu học
Chính vì thế, cứ đến hẹn lại lên, sau đợt chấm bài thi học kỳ, giáo viên phải đọc và cho điểm nhiều bài văn giống nhau như khuôn mẫu (của sách văn mẫu và của cô giáo). Dù bài thi rọc phách nhưng cô giáo nào cũng nhận ra giọng văn quen thuộc nếu chấm bài học trò mình. Tình trạng phổ biến đến mức nhiều trường tiểu học có quy định khi chấm thi, những bài nào giống văn mẫu hoặc giống nhau sẽ bị trừ 1 điểm. Và thế là để HS không bị trừ điểm, giáo viên phải cất công soạn và hướng dẫn HS làm 3-4 bài khác nhau cho mỗi đề với hi vọng HS sẽ có những bài văn khác nhau một tí.
Đến gần ngày thi, để tiết kiệm thời gian, nhiều cô giáo yêu cầu cả lớp về làm bài trước. Hôm vào tiết tập làm văn cô sẽ chọn những bài tiêu biểu đọc trước lớp. Cũng có nhiều giáo viên chọn cách khuyến khích từng trẻ nói ý của mình tại lớp. Nhưng chỉ có vài HS tích cực phát biểu, còn lại do trẻ không có khiếu văn hoặc chưa tự tin phát biểu.
Cô X. tâm tư: “Mỗi lớp chỉ có vài em thích môn làm văn, có thể tự hình dung và miêu tả. Một số khác gợi mở kiểu gì các em cũng chịu, mà thời lượng tiết học thì không đủ để rèn kỹ năng cho từng em. Giáo viên cực chẳng đã mới cho HS học bài mẫu để khi đi thi các em nhớ được chừng nào thì viết ra chừng đó”. Một giáo viên lớp 2 Trường tiểu học H, Q.Tân Bình dẫn chứng: “Chương trình tập làm văn không có tính liên kết: vừa học tả cây, tả quả, chuyển sang tả ảnh, tả người thân... Mỗi tuần một thể loại, HS chưa kịp quen dạng bài này đã phải chuyển sang dạng khác.
Không ít giáo viên phải xin thêm thời gian môn phụ để cho HS làm thêm nhiều bài nhưng vẫn không đủ. Vậy nên phải làm đủ cách, từ việc cho HS đọc văn mẫu, yêu cầu HS phải tự làm bài trước ở nhà, nhờ phụ huynh cùng dạy văn cho con, nhưng tốt nhất là hướng dẫn HS viết theo mình là nhanh nhất, đủ ý nhất. Không có thời gian để gợi mở ý tưởng cho HS, giáo viên phải dạy học trò viết theo khuôn mẫu. Được dạy viết theo khuôn mẫu, HS lại không được khơi gợi sáng tạo, không có cơ hội thể hiện khả năng. Giáo viên lại phải dạy văn mẫu. Cái vòng luẩn quẩn đó là do “công nghệ” dạy văn mẫu ngày càng được nâng lên trong khi khả năng của HS ngày càng đi xuống.
Trẻ tiểu học viết theo cô giáo là dễ nhất
Một cô giáo dạy lớp 2 ở Q.Tân Bình cho rằng: “Sách văn mẫu có nhiều, hàng chục đầu sách, nhiều tác giả nhưng na ná nhau, cầu kỳ, sáo rỗng nên thường giáo viên và cả phụ huynh chọn cách làm theo cô giáo. Không chỉ bậc tiểu học, ngay cả đến khi đi thi tú tài, HS cũng học và làm văn theo thầy cô mình. Điều này tồn tại từ rất lâu nhưng chưa tháo gỡ được. Trong mớ bòng bong văn mẫu, cả thầy và trò đều là nạn nhân đau khổ”.
No comments: