Trao kỷ vật cho nhau
Chuyện tình yêu, chuyện hôn nhân gia đình ở dân tộc nào cũng chứa đựng nhiều nét văn hoá khá đặc trưng. Đối với dân tộc Mông, một dân tộc cư trú trên những sườn núi quanh năm mây phủ, thì từ lối bày tỏ tình yêu đến cuộc sống hôn nhân có nhiều nét độc đáo. Trước đây, thanh niên Mông tin rằng: Muốn người nào đó yêu mình thì phải lấy trộm được tóc của người ấy, đem cuốn với tóc của mình. Sau đó bắn tin cho đối tượng, chắc chắn tình yêu sẽ đến. Có người lại tin: đốt đoạn đuôi rắn bôi vào cành cây
búc rúc, quẳng vào lối mà cô gái hay đi qua, cô gái bước qua hay dẫm phải cành cây thì sẽ mắc vào “bùa yêu”, phải lấy người bỏ bùa. Đó là chuyện của người xưa nhưng đến tận bây giờ trong các bản làng Mông, người ta vẫn nhắc đến bùa yêu như khát vọng về hạnh phúc và thuỷ chung. Từ xa xưa, con gái, con trai Mông đã chỉ nghe theo tiếng gọi của trái tim, người Mông không lấy vợ lấy chồng theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Con gái Mông đã yêu thì mãnh liệt vô cùng, nếu thích ai thì bỏ nhà bỏ cửa đi theo, mà không thích thì trâu béo, bạc nén cũng chẳng cần. Tình yêu khiến người ta vượt trăm sông ngàn suối để đến với nhau. Tình yêu thành lời hát, thành tiếng khèn tha thiết ở những phiên chợ tìm bạn, trên các sườn non, vách núi. Các chàng trai dùng tiếng khèn, điệu hát thay cho lời tỏ tình. Họ say nhau trong điệu múa tình tứ và trong những câu hát đối đáp giao duyên vấn vít. Những đêm trăng sáng, chàng trai đem khèn đến nhà cô gái mà anh ta ưng tấu lên khúc nhạc yêu da diết, đến nỗi cô gái không thể cầm lòng tìm đến với bạn tình. Khi đã ở bên nhau chàng mới ngỏ lời:
búc rúc, quẳng vào lối mà cô gái hay đi qua, cô gái bước qua hay dẫm phải cành cây thì sẽ mắc vào “bùa yêu”, phải lấy người bỏ bùa. Đó là chuyện của người xưa nhưng đến tận bây giờ trong các bản làng Mông, người ta vẫn nhắc đến bùa yêu như khát vọng về hạnh phúc và thuỷ chung. Từ xa xưa, con gái, con trai Mông đã chỉ nghe theo tiếng gọi của trái tim, người Mông không lấy vợ lấy chồng theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Con gái Mông đã yêu thì mãnh liệt vô cùng, nếu thích ai thì bỏ nhà bỏ cửa đi theo, mà không thích thì trâu béo, bạc nén cũng chẳng cần. Tình yêu khiến người ta vượt trăm sông ngàn suối để đến với nhau. Tình yêu thành lời hát, thành tiếng khèn tha thiết ở những phiên chợ tìm bạn, trên các sườn non, vách núi. Các chàng trai dùng tiếng khèn, điệu hát thay cho lời tỏ tình. Họ say nhau trong điệu múa tình tứ và trong những câu hát đối đáp giao duyên vấn vít. Những đêm trăng sáng, chàng trai đem khèn đến nhà cô gái mà anh ta ưng tấu lên khúc nhạc yêu da diết, đến nỗi cô gái không thể cầm lòng tìm đến với bạn tình. Khi đã ở bên nhau chàng mới ngỏ lời:
“Cái bụng anh thương em nhiều như lá rừng.
Em không có lòng thì thôi. Có lòng thì về ta ở với nhau một đêm.
Em không có lòng thì thôi, có lòng thì về, ta ở với nhau một ngày”
Em không có lòng thì thôi. Có lòng thì về ta ở với nhau một đêm.
Em không có lòng thì thôi, có lòng thì về, ta ở với nhau một ngày”
Cách bày tỏ tình yêu hết sức bộc trực, thẳng thắn mãnh liệt. Có lúc tình tứ lãng mạn đắm say, như lời bài dân ca Mông: Gió về thổi lá cây bên khe
Nếu ta là giọt mưa sương
ta xin tan trên bàn tay nàng
Gió thổi lá cây, lật ngả nghiêng bên suối
Nếu ta là bông tuyết trắng
Ta xin tan dưới bàn tay nàng Người Mông lại có hình thức “kéo vợ” (mà ta hay gọi là cướp vợ), không giống với bất kỳ dân tộc nào. Cho dù cô gái đã ưng thuận, nhưng khi chàng trai “bắt” cô vẫn cố tình giằng co để chứng tỏ danh giá của mình. Cái lý của người Mông là “Để mai ngày sống với nhau có điều gì khúc mắc, chàng trai không được nói là “Cô tự theo tôi về” và cô gái cũng nói được: “Anh kéo tôi về đấy chứ”. Tôi đã từng đến một số vùng đồng bào Mông, thấy cái giường hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ…dường như ở đây không có khái niệm giường đôi…Chiếc giường chỉ dài 1,5 m, rộng 1,2 m, vừa ngắn lại vừa hẹp. Tại sao cái giường hạnh phúc lại hẹp như vậy? Người Mông quan niệm cái giường càng ngắn, càng hẹp thì chứng tỏ vợ chồng nhà đó yêu thương nhau càng nhiều. Vì cái giường ngắn, hẹp phải quấn quýt lấy nhau mới có nhiều tình cảm!
Nếu ta là giọt mưa sương
ta xin tan trên bàn tay nàng
Gió thổi lá cây, lật ngả nghiêng bên suối
Nếu ta là bông tuyết trắng
Ta xin tan dưới bàn tay nàng Người Mông lại có hình thức “kéo vợ” (mà ta hay gọi là cướp vợ), không giống với bất kỳ dân tộc nào. Cho dù cô gái đã ưng thuận, nhưng khi chàng trai “bắt” cô vẫn cố tình giằng co để chứng tỏ danh giá của mình. Cái lý của người Mông là “Để mai ngày sống với nhau có điều gì khúc mắc, chàng trai không được nói là “Cô tự theo tôi về” và cô gái cũng nói được: “Anh kéo tôi về đấy chứ”. Tôi đã từng đến một số vùng đồng bào Mông, thấy cái giường hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ…dường như ở đây không có khái niệm giường đôi…Chiếc giường chỉ dài 1,5 m, rộng 1,2 m, vừa ngắn lại vừa hẹp. Tại sao cái giường hạnh phúc lại hẹp như vậy? Người Mông quan niệm cái giường càng ngắn, càng hẹp thì chứng tỏ vợ chồng nhà đó yêu thương nhau càng nhiều. Vì cái giường ngắn, hẹp phải quấn quýt lấy nhau mới có nhiều tình cảm!
Tôi cũng đặc biệt thích thú và thật sự khâm phục khi nhìn cảnh vợ chồng người Mông đi chợ về, anh chồng say nằm vắt ngang trên lưng ngựa, chị vợ kiên nhẫn túm đuôi ngựa, leo hết dốc này đến dốc khác đưa anh chồng say mềm về nhà. Khi say quá, anh chồng nằm vật bên vệ đường, thì cô vợ kiên nhẫn ngồi che ô, chờ đợi, quạt cho chồng cho đến khi nào tỉnh rượu. Người phụ nữ Mông cũng có “cái lý” riêng của người vùng cao, nói như chị Dương Thị Phương, dân tộc Mông ở Hà Giang: “Chồng bạn say mới chứng tỏ là chồng bạn cao sang, giao du nhiều, có nhiều bạn. Bạn mà không che ô cho chồng bạn thì có người khác che ô thôi, bạn sẽ mất chồng”. Người phụ nữ Mông xưa nay thường lệ thuộc vào người chồng vì giữa thiên nhiên hoang sơ, dữ dội người phụ nữ ai chả muốn nương tựa, che chở. Thế nhưng, không phải vì thế mà người phụ nữ không được đề cao, tôn trọng. Chị Phương còn cho biết thêm: “Điều đặc biệt là lời khèn đầu tiên bao giờ cũng nói về người phụ nữ, ngợi ca người phụ nữ, rằng họ là ngọn lửa sưởi ấm gia đình, sưởi ấm trái tim người đàn ông”. Trong xã hội Mông, tình cảm vợ chồng thuỷ chung luôn luôn được coi trọng. Mọi chuyện dan díu quan hệ nam nữ bất chính đều bị lên án. Nhưng người Mông lại có riêng một ngày chợ phiên dành cho những lứa đôi. Chợ tình Khau Vai. Chợ tình Khau Vai thuộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) mỗi năm chỉ họp một lần vào ngày 27-3 âm lịch. Những đôi tình nhân ngày trước yêu nhau mà vì lý do nào đó không lấy được nhau, đến đây gặp gỡ, tâm tình. Họ bên nhau một ngày, nói chuyện xưa, chuyện nay cho vơi bớt nỗi nhớ nhung. Để rồi sau ngày chợ phiên ấy, ai về nhà ấy, trong gia đình ấm êm của mình. Hiếm có dân tộc nào có phong tục thấm đẫm chất nhân văn như thế. Vì sao chợ Khau Vai lại nhóm họp vào ngày 27-3? . Đó là ngày mà một đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau, phải nói lời chia biệt từ một câu chuyện, truyền thuyết xa xưa. Ngày nay, việc giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được mở rộng, và có sự tác động của lối sống hiện đại, song người Mông vẫn giữ được chất lãng mạn, trong sáng trong tình yêu đôi lứa và trong hôn nhân gia đình. Hiếm khi bố mẹ đánh mắng con cái, và đặc biệt tỷ lệ vợ chồng ly hôn có lẽ là thấp nhất so với nhiều dân tộc khác. Phải chăng đó cũng là nhờ những phong tục hôn nhân truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ người Mông biết nâng niu, gìn giữ.
No comments: