Người Chăm có 2 nhóm: nhóm Chăm theo Đạo Bà
La-môn cư trú chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam...;
nhóm Chăm theo Đạo Hồi (nhóm Bà-ni và Islam) cư trú chủ yếu ở An Giang.
Thời điểm này, người Chăm theo Đạo Hồi đang bước vào tháng ăn chay
Ramadan - tháng linh thiêng nhất của đồng bào với nhiều lễ hội, nghi
thức truyền thống.
Tháng ăn chay Ramadan sẽ bắt đầu từ ngày 1/9 đến 30/9
theo
Hồi lịch 1432 (tức lịch của người theo Đạo Hồi), tương đương cuối
tháng 8 đến đầu tháng 9/2011. Đây là dịp để mọi người Chăm (từ 5 tuổi
trở lên) tự kiểm điểm lại những hành vi đúng- sai của mình trong từng
ngày, từng tháng của năm qua, từ đó quyết tâm khắc phục, sửa chữa và sám
hối. Trong suốt tháng này, từ rạng đông đến chạng vạng tối, mọi người
phải tuyệt đối nhịn ăn, nhịn hút thuốc lá, nhịn uống. Cũng không được
sát sinh, không gây gổ, cãi vã làm mất đoàn kết trong cộng đồng. Trong
thời gian thực hành tháng Thánh lễ, đồng bào không được tổ chức vui
chơi, hát xướng.
Tháng Ramadan còn được biết đến là tháng của những điều tốt lành, những hành vi và cử chỉ nghĩa hiệp, nhân ái, qua đó để mọi người càng yêu thương, giúp đỡ người nghèo khó hơn mình. Trong tháng lễ Thánh linh thiêng này, người Hồi giáo làm những việc thiện, hữu ích cho cộng đồng, tránh mọi việc làm xấu, bất kính với thánh Ala. Trong tháng Ramadan, mỗi ngày, các nhà giàu chuẩn bị hàng trăm suất ăn miễn phí và bày công khai, trang trọng tại các địa điểm công cộng để tặng người nghèo hay bất kỳ một người nào khác muốn ăn. Bởi vậy, người ta còn có thêm nhiều tên gọi nữa cho Tháng Ramadan như Tháng của lòng Nhân từ, Tháng việc thiện, Tháng tín nghĩa....
Vào giờ hành lễ, khi nghe tiếng trống hiệu, các nam tín đồ tập trung tại Thánh đường gần nhất. Nữ tín đồ không được đến đây mà phải lạy tại nhà. Nếu ai đang lênh đênh trên sông nước thì ra làm lễ tại mũi ghe.
Sau tháng ăn chay là Tết Roya có ý nghĩa rất quan trọng. Đây được xem là những ngày hội sau tháng Thánh lễ, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 theo Hồi lịch. Đây cũng là ngày “hẹn truyền thống” của những thành viên trong xã hội người Chăm Hồi giáo. Tất cả những người vì sinh kế, đi làm ăn mua bán phương xa đều trở về đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi bà con thân thuộc, xóm giềng.
Người Chăm An Giang xem đây là những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước và chuẩn bị đầy đủ đặc sản để đãi khách, bất kể thân, sơ,
No comments: